dịch tả heo Châu Phi
Hiện tại, dịch tả heo Châu Phi vẫn chưa có vắc xin hoặc thuốc đặc trị, thực hành quản lý tốt và an toàn sinh học là cách làm quan trọng nhất để cách ly dịch bệnh, việc phòng chống dịch tả heo Châu Phi là cả quy trình từ nguyên liệu, sản xuất thức ăn đến con đường cung ứng; từ quản lý trang trại đến công tác phòng dịch; từ con đường vận chuyển / cung cấp heo giống đến heo thịt, từ quá trình giết mổ đến người tiêu dùng, tất cả đều là mấu chốt quan trọng trong việc khống chế dịch tả heo Châu Phi.
Với vai trò là trang trại chăn nuôi, chúng ta nên đặt công tác quản lý (an toàn, nghiêm ngặt), ngăn ngừa virut ASF làm nhiệm vụ hàng đầu; đồng thời, việc cải thiện điều kiện chăn nuôi, tăng cường sức khoẻ và sức miễn dịch của đàn vật nuôi, hạn chế tối đa khả năng cảm nhiễm từ virut, cũng cần được coi trọng.
con đường lây nhiễm của dịch tả heo Châu Phi
Dịch tả heo Châu Phi là loại bệnh truyền nhiễm trên heo cực kỳ nguy hiểm, có thể gây chết heo hàng loạt ở mọi lứa tuổi. Trên thế giới đã có nhiều quốc gia bị cảm nhiễm và dẫn đến thiệt hại kinh tế rất lớn. Dịch tả heo Châu Phi được gây ra bởi virut tả heo Châu Phi (ASF), đây là một loại virus DNA sợi kép, lớn, có màng bọc.
Virut ASF có sức chịu đựng tốt, có khả năng tồn tại lâu dài từ vài tháng đến 3 năm trong tế bào máu, thịt, phân, mô bào và trong những chế phẩm thịt heo. Nhưng, Virut rất nhạy cảm với nhiệt độ cao và bị tiêu diệt ở nhiệt độ 70℃ trong vòng 30 phút.
Hiện vẫn chưa có vắc xin khả dụng, điều may mắn là bệnh dịch tả heo Châu Phi không lây nhiễm cho người.
Virut tồn tại trong dịch thể và mô bào của heo bệnh, có nhiều đường lây nhiễm: tiếp xúc trực tiếp heo bệnh hoặc tiếp xúc với máu, dịch thể (tinh dịch , nước miếng), mô bào, chất bài tiết hoặc những con heo còn sống sau khi phát bệnh ASF.
Cũng có thể lây nhiễm qua môi trường, dụng cụ thiết bị, xe cộ vận chuyển hoặc con người, thậm chí lây nhiễm qua sự tiếp túc gián tiếp với vật ô nhiễm.
khi heo ăn phải nguyên liệu thịt heo, đạm động vật có nhiễm virut ASF, hoặc thức ăn dư thừa chưa qua xử lý cũng là một con đường lây nhiễm chính.
Heo rừng hoặc loài ve mền (Ornithodoros) có thể là vector truyền bệnh.
Lịch sử về sự lây nhiễm của dịch tả heo Châu Phi
Từ 1960 đến nay, dịch tả heo Châu Phi tồn tại ở Phía nam Châu Phi cận sa mạc Sahara và Châu Âu. Năm 2007, Georgia công bố dịch tả heo Châu Phi, trong vòng 10 năm, lần lượt đến Armenia, Nga, Belarus và Ukraine công bố dịch. Vào tháng 1 năm 2014 chính thức lây sang khu vực Đông Âu. Vào Tháng 6 năm 2017, phát hiện virut ASF ở heo rừng nước Cộng Hoà Czech, tháng 7 phát hiện nhiễm ở heo nhà nước Romania.
ASF được phát hiện đầu tiên tại tỉnh Liaoning, Trung Quốc vào tháng 8 năm 2018, và nhanh chóng lan rộng ra toàn quốc và các quốc gia khu lân cận. vào tháng 2 năm 2019, Mông Cổ và Việt Nam công bố dịch tả heo Châu Phi.
Những triệu chứng của heo khi bị nhiễm dịch tả heo Châu Phi
Triệu chứng khi nhiễm ASF, heo bệnh có dấu hiệu sốt cao (41 – 42℃), bỏ ăn, nằm nghiêng, nôn và chảy nước mắt, nước mũi. Heo xuất hiện những đám hoặc nốt xuyết huyết ở tai , bụng , bẹn, đuôi và chân. tiêu chảy ra máu; nái bị sẩy thai.
Về bệnh tích khi mổ khám có thể thấy hiện tượng xuất huyết dưới da, sưng và xuất huyết ở hạch lâm ba khiến hạch lâm ba đỏ tím như cục máu (đặc biệt là hạch ở vùng gần dạ dày, gan và thận). Xoang bao tim tích nước vàng, tràn dịch màng phổi, tích dịch ở xoang bụng. Phổi sung huyết hoặc xuất huyết thành đốm, khí phế quản tích bọt. Vỏ thận xuất huyết điểm. Dạ dày và ruột cũng xuất huyết thành đốm hoặc thành mảng.
Phương pháp ngăn ngừa dịch tả heo Châu Phi
An toàn sinh học là việc làm cấp thiết hiện nay vẫn chưa có vắc xin khả dụng. Trại chăn nuôi có thể áp dụng 7 biện pháp dưới đây:
1. Chỉ nhập mua heo khoẻ / tinh heo không nhiễm bệnh ASF.
2. Lập khu vực cách ly cho những người từ ngoài vào trại hoặc có tiếp xúc với khu vực đang có dịch (gồm cả nhân viên trại).
3. Chỉ cho phép người ngoài vào trại khi thực sự cần thiết, và yêu cầu họ phải khoác áo và lót giày sạch do trại cung cấp, cần rửa tay thật kỹ (nếu có điều kiện, nên tắm trước khi vào trại).
4. Sát trùng toàn bộ xe và dụng cụ thiết bị trước khi vào trại. Một số thiết bị sử dụng cần được phơi nắng từ 5 – 9 ngày, hoặc sát trùng bằng cách đun ở nhiệt độ 70℃ trong vòng 30 phút, Trại nuôi có thể sử dụng Hypochlorite hoặc sodium hydroxide để diệt virut.
5. Không sử dụng thức ăn dư thừa, hoặc thức nguyên liệu thức ăn sống chưa qua xử lý để cho heo ăn.
6. Một số nguyên liệu có nguồn gốc từ đạm động vật cần thận trọng khi sử dụng, vì có báo cáo cho thấy những nguyên liệu này phát hiện dương tính với virut ASF.
7. Thực hiện tốt các biện pháp an toàn sinh học như trên, kết hợp sử dụng thức ăn có chức năng cải thiện miễn dịch, để heo có sức đề kháng tốt nhất đối với virut ASF. Như là sản phẩm MacroGard – chất điều tiết miễn dịch đến từ Châu Âu, giúp tăng cường miễn dịch chủ động và thụ động (kích hoạt tế bào T và tế bào B), Năm 2003 tại Châu Âu , sản phẩm này được sử dụng thành công để chống lại PCV-2 Virut, gây ra còi cọc sau cai sữa (PMWS) và hội chứng viêm da, viêm thận (PNDS), rất giống với virut ASF.
Những việc cần làm khi phát hiện dịch tả heo Châu Phi
Hãy liên hệ với chi cục thú y địa phương hoặc bác sỹ thú y để lấy mẫu kiểm tra khi có nghi ngờ trại mình hoặc trại xung quanh bị nhiễm ASF. Một khi xác nhận trại có dịch tả heo Châu Phi, cần tiêu huỷ toàn bộ heo bệnh và heo có tiếp xúc trực tiếp với heo bệnh; và căn cứ theo hướng dẫn của thú y để kịp thời xử lý heo chết, chế phẩm thịt và rác thải, sát trùng và làm sạch chuồng trại thật kỹ, theo dõi và giám sát những những con vật có tiếp xúc hoặc có khả năng lây bệnh từ vùng có dịch, lập vùng bảo vệ 3km và vùng giám sát 10km.
Thông tin thêm về MacroGard, Vui lòng liên hệ Phùng Gia Tường @ +84 903 883 685 |